Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 2

Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 04/11/2024
  1.  

Kết cấu trong văn bản tự sự nói chung

Mỗi tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ có tính toàn vẹn và chỉnh thể. Để tạo nên tính toàn vẹn, chỉnh thể đó, kết cấu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất. Kết cấu vừa giúp cho thấy trình độ của tác giả trong việc triển khai và tổ chức tác phẩm, vừa giúp nhà văn chuyển tải thông điệp đến người đọc theo đúng ý tưởng và chiến lược của mình. Ở phạm vi lớn hơn, quan sát kết cấu của một hệ thống tác phẩm trong một giai đoạn nhất định sẽ cho ta thấy được phần nào quan niệm sáng tác, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn và cả thị hiếu của độc giả thời đại cũng như sự vận động của các thể loại trong lịch sử văn học.

Trong lí luận văn học, kết cấu là một thuật ngữ đặc biệt quan trọng và hấp dẫn với các nhà nghiên cứu bởi ngoại diên rộng lớn, nội hàm phức tạp và sự thể hiện cụ thể vô cùng sinh động trong thực tế sáng tác. Từ điển văn học (bộ mới) quan niệm: “Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật - tức là sự cấu tạo tác phẩ m, tùy theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng”[1]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sin h động của tác phẩm”[2], thuật ngữ này được phân biệt với khái niệm bố cục, nó không chỉ là bố cục của tác phẩm, mà còn gồm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Soạn giả người Pháp Etienne Souriau trong cuốn Vocabulaire d’esthétique (Từ điển mĩ học) dành một độ dài đáng kể để cắt nghĩa thuật ngữ kết cấu (composition) và những thuật ngữ liên quan. Theo tác giả, “Tron g nghĩa bao quát, thuật ngữ kết cấu chỉ trật tự, tỉ lệ và mối liên hệ giữa các bộ phận trong một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trật tự và mối liên hệ được tạo nên bởi một dụng ý quan trọng của nghệ sĩ. Thuậ t ngữ này cũng được sử dụng để thể hiện thao tác mà nhờ nó, nghệ sĩ hiện thực hóa các liên hệ đó”[3]. Như vậy, cốt lõi của khái niệm này gồm hai phương diện: thứ nhất, đó là sự liên kết giữa các bộ phận, yếu tố đó với nhau và với tư tưởng chủ đề trong tác phẩm, là sự phù hợp giữa hình thức, chất liệu với nội dung để tạo nên tính toàn vẹn, chỉnh thể của tác phẩm; thứ hai, đó là sự bố trí, sắp xếp các yếu tố, bộ phận của tác phẩm theo trình tự và nguyên tắc nào đó Thi pháp học hiện đại hết sức chú ý khảo sát, phân tích kết cấu các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ và đặc biệt nhấn mạnh các thủ pháp, các kĩ thuật tạo nên dấu ấn riêng của tác giả trong phương diện này.

Đọc tiếp: Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 3

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22