Những cách tân của Nguyễn Nhược Pháp trong nghệ thuật Thơ mới:
"Với vài ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa. Thơ ông đậm đà những nét phong tục xưa, những nếp văn hoá truyền thống được thể hiện qua những nét tinh tế mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nhưng không thể thấy dấu tích một nhà thơ xưa nào. Người mất năm 24 tuổi, tấm lòng trắng trong như hồi còn thơ" - Hoài Chân. Bằng những phác họa giản đơn, tác giả đã làm sống lại một thời xưa đậm đặc vẻ đẹp văn hóa truyền thống. Thơ ông không mang dấu tích thi pháp của bất kỳ nhà thơ nào trong quá khứ. Bằng ngôn ngữ thơ hiện đại, thể thơ tự do mới lạ, ông lại để lại cho người đọc một tấm lòng trắng trong như chính nghệ thuật thơ mới còn non trẻ.
Về thể loại:
Trong số các sáng tác thơ của Nguyễn Nhược Pháp, đa phần các bài thơ được ông sáng tác theo thể thơ tự do năm chữ. Thể thơ của bài thơ “chùa Hương” cũng thuộc thể thơ này. Do đó, hình thức thơ trong thơ Nguyễn Nhược Pháp không còn bị gò bó như trong thơ ca Việt Nam trung đại. Bên cạnh những hình ảnh, cấu tứ truyền thống, những ý tứ hiện đại cũng được tác giả đưa vào bài thơ một cách tự nhiên, có trình tự hợp lý. Mạch thơ nhờ vậy được mở rộng, tứ thơ bay bổng, giàu tình ý thiết tha, trong sáng, góp phần tao nên hồn thơ mới thanh khiết, tươi mới nhưng cũng đầy rạo rực, sâu sắc, say mê.
Với những sáng tạo mới mẻ, Nguyễn Nhược Pháp đã góp những nền móng quan trọng, tích cực vào diện mạo của thơ ca Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX trên phương diện thể loại. Bằng những thay đổi mới lạ trong việc phá vỡ hình thức câu thơ, vần luật không gò bó như hình thức thơ truyền thống để tạo cho thơ mới một sức sống, một linh hồn mới giàu tính nhạc, thơ mộng; là cầu nối vừa mang âm hưởng truyền thống, vừa hiện đại. Tài năng và sự sáng tạo của ông đã góp phần tạo nên đăc trưng của Thơ mới.
Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 6