Nhận diện hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương:
Hình tượng Nguyễn Nhược Pháp trong cái tôi lãng mạn, trữ tình, nhạy cảm và tinh tế của bài thơ:
Khi đọc bài thơ, người đọc sẽ thấy toàn bộ nội dung bài thơ nói về tập chung miêu tả về hai nhân vật trữ tình:
Ngay từ đoạn thơ đầu tiên, Nguyễn Nhược Pháp đã tả về nhân vật trữ tình thứ nhất là một cô gái trẻ tinh khôi, thanh tao và đằm thắm, tạo cho người đọc một cảm giác thanh tịnh, yên bình. Hình ảnh của Chùa Hương và hoa cỏ mờ hơi sương làm tăng thêm vẻ đẹp của nhân vật, tạo nên một không gian lãng mạn và thơ mộng.
Đến đoạn thơ thứ hai, tác giả miêu tả về nhân vật trữ tình là một chàng trai trẻ nhạy cảm và tinh tế trong cách thể hiện tình cảm của mình. Sự nồng nàn và chân thành trong tình yêu của chàng trai được diễn tả rất chân thật và cảm động, tạo cho người đọc một cả m giác sâu lắng và tình cảm. Nhân vật chàng trai này khi mang đối chiếu với giai thoại về hoàn cảnh ra đời của bài thơ phải chăng đó chính là hình ảnh của thi sĩ trẻ tuổi Nguyễn Nhược Pháp? Ông đã mượn bài thơ để nói, để miêu tả tình cảm của mình đối với cô gái 15 tuổi.
Trong bài thơ Chùa Hương, chân dung người thiếu nữ hiện lên không chỉ đằm thắm mà còn rất trang nhã, không uỷ mị nhưng vẫn rất nồng nàn, và trữ tình nhưng rất tinh tế. Tất cả những phẩm chất tinh tế này đã làm cho thực tại và tâm hồn hài hoà với nhau, tạo nên một vị trí đáng kể cho bài thơ Chùa Hương trong thế giới văn chương.
Ngay ở đoạn thơ đầu tiên trong bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp đã tạo cho người đọc cảm giác rất sâu lắng và thiện cảm khi miêu tả về nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình được nhắc đến tả là một cô gái trẻ thanh tao, tinh khôi và đằm thắm, khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của một thiếu nữ đang trong giai đoạn tuổi trưởng thành:
“Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao”…
Hình ảnh tươi sáng và yên bình của một ngày mới bắt đầu tại Chùa Hương mở ra cuộc hành trình đến với thế giới tâm linh của cả hai nhân vật chàng trai vài cô gái. Sự rực rỡ của hoa cỏ và ánh sáng của sương tạo ra một không khí trong lành và tươi mới. Hình ảnh nhân vật nữ trữ tình “soi gương tỉ mỉ” cho thấy sự chuẩn bị tinh tế trước khi bước vào một ngày mới và tạo nên một cảm giác về sự chăm chỉ và nỗ lực để hoàn thành một dự định.
Cô gái hiện lên duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc, với sự tinh tế và trang trọng. Các chi tiết như “đuôi gà cao”, “giải yếm đào” và “nón quai thao” cho thấy sự quan tâm của tác giả đến các chi tiết nhỏ trong trang phục. Các từ ngữ được sử dụng rất chi tiết và tinh tế, cho phép người đọc hình dung được hình ảnh xinh đẹp, thanh tao của cô gái và trang phục của cô ấy. Cảm giác tự hào và truyền thống của Việt Nam cũng được thể hiện trong đoạn thơ này.
Trong những đoạn thơ sau, bóng dáng của nhân vật trữ tình là một chàng trai trẻ bảnh bao, lịch thiệp và tao nhã được tác giả miêu tả xen kẽ, song song cùng với những hoạt động của cô gái. Nhân vật này được miêu tả là tinh tế và nhạy cảm trong cách thể hiện tình cảm của mình đối với cô gái trẻ. Sự xuất hiện song song, không quá gần gũi nhưng cũng không xa vời, hời hợt đã minh chứng cho sự tinh tế, lịch thiệp của chàng trai. Chàng luôn quan tâm, dõi theo nàng nhưng vẫn giữ đúng khoảng cách, tôn trọng cô gái theo đúng lễ nghi truyền thống. Điều đó làm cho người đọc cảm thấy sự chân thành và nồng nàn trong tình yêu của chàng trai, tình cảm trong sáng ấy được diễn tả rất chân thực và cảm động.
Nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tươi sáng, hướng đến tương lai là cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Nhược Pháp. Nếu như các nhà thơ cùng thời lấy cảm hứng từ cái tôi sầu mộng, nặng lòng yêu dấu, buồn sầu bởi lòng yêu thương chắc ẩn và cảm xúc hết sức nhân bản thì ở Nguyễn Nhược Pháp lại trái ngược. Thơ ông là thế giới hiện thực đẹp như mộng được nhìn qua lăng kính nhìn đời tươi mới của tuổi trẻ, tuy nhiên cái nhìn của tác giả lại không ảo mộng mà sâu sắc, lưu giữ nét đẹp truyền thống. Vì vậy, hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Nhược Pháp luôn trong trẻo tươi vui, lãng mạn và có những suy tư sâu lắng, tinh tế đã làm nên chất riêng trong thơ Nguyễn Nhược Pháp.
Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 5