Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 3

Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 3

Bởi Học văn cô Hà Huyền 04/11/2024

Vị trí và vai trò góp sức hình thành ý thức nghệ thuật cho phong trào Thơ mới của Nguyễn Nhược Pháp:

       Nguyễn Nhược Pháp là một trong số những nhà thơ thuộc thế hệ đầu tiên khởi xướng trào lưu đổi mới văn học Việt Nam trước năm 1945. Số lượng sáng tác không nhiều nhưng những tiếng vang lớn như bài thơ “Chùa Hương”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”…đã làm cho tên tuổi của Nguyễn Nhược Pháp nổi lên như một tài năng, một hiện tượng mới lạ trong thi đàn Việt vốn vẫn đang còn theo lối mòn đặc trưng của thơ ca truyền thống. Không thể dễ dàng hoặc ngẫu nhiên thơ Nguyễn Nhược Pháp được Hoài Thanh đánh giá đầy trân trọng, trong niềm yêu quý, hân hoan, ngạc nhiên đến vậy: “Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp” (Trích Thi Nhân Việt Nam).

       Bài thơ “Chùa Hương” in trong tập thơ “Ngày xưa” được xuất bản năm 1935, bằng giọng điệu trong trẻo, mộc mạc, có phần thực thà lẫn trong chất thông minh, hóm hỉnh của cậu thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Nhược Pháp đánh dấu tài năng, sự thành công của một nhà thơ theo trào lưu thơ ca lãng mạn, mới mẻ; ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ và góp phần làm thay đổi quan niệm của họ về thơ mới. Dòng thơ ảnh hưởng bởi phong cách văn học phương Tây với bạn đọc thời điểm đó không còn là những gì xa lạ, khó hiểu, trái với khuôn khổ niêm luật truyền thống, ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục nữa mà nó hoàn toàn gần gũi với cuộc sống, chân thực, sống động, đầy sức hấp dẫn và phản ánh đúng xu thế xã hôi đương thời.

       Những sáng tác thơ ban đầu chỉ mang tính thử nghiệm, chưa có chủ đích của Nguyễn Nhược Pháp được người đoc hâm mộ đón nhận đã góp phần khẳng định rằng: Thơ ca theo phong cách mới hoàn toàn có thể tiếp nối vẻ đẹp của thơ ca truyền thống mà vẫn phát triển, tiến kịp với sự vận động và phát triển của thơ ca thế giới hiện đại. Quan niệm tân tiến về cái đẹp, cái thẩm mĩ của Nguyễn Nhược Pháp được xây dựng dựa trên tình yêu, điểm nhìn tươi sáng về những giá trị văn hóa đặc sắc truyền thống, ý thức phải bảo tồn chúng; đồng thời kết hợp với những quan điểm thẩm mĩ, nhân văn mới mẻ của xã hội hiện đại.

      Năm 18 tuổi, Nguyễn Nhược Pháp bắt đầu làm thơ. Tập thơ “Ngày xưa” là tập thơ duy nhất của ông và sau tập thơ này, chỉ trong một thời gian ngắn, ông còn sáng tác thêm khoảng mười tác phẩm, thuộc những thể loai văn học khác nhau như truyện ngắn, kịch,… và cả những bài nghiên cứu nhỏ dưới dạng tiểu luận phê bình văn học đã cho thấy rằng quan điểm của Nguyễn Nhược Pháp đối với Thơ mới nói riêng, trào lưu văn học mới nói riêng rất cấp tiến. Số lượng tác phẩm mà ông để lại cho văn học giai đoạn này không nhiều nhưng bài bản, phong phú đã thể hiện vai trò đóng góp tích cực trong việc hình thành ý thức nghệ thuật của phong trào Thơ mới. Nếu như tạo hóa không thử thách và lấy đi mất thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp lúc ông 24 tuổi thì có lẽ ông sẽ là một tay bút đắc lực, sẽ còn làm được nhiều điều lớn lao hơn nữa cho Văn học Việt Nam cận hiện đại cùng những tên tuổi lớn như: Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Huy Cận… Phong trào Thơ mới nói riêng cũng sẽ có thêm những mảng màu đăc sắc mới, lãng mạn, lạc quan khác biệt trong bức tranh phát triển đương thời.

Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 4

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22