Hình tượng người đàn bà trong truyện ngắn “I am đàn bà”:
Nói về nhà văn Y Ban đôi chút , bà là nhà văn đương đại với sự thấu hiểu và cảm thông về giới nữ bà đã thể hiện cái nhìn vô cùng độc đáo, chân thực về người đàn bà . Nét đàn bà trong tác phẩm của Y Ban được thể hiện qua cả hai mặt đó là suy nghĩ, thế giới nội tâm và hình thức bên ngoài đó là thân thể, ham muốn về thể xác. Bởi lẽ theo cách nghĩ của bà thì “tình dục cổ xưa như loài người vậy, bởi nó trước hết là con đường duy trì nòi giống cho nhân loại. Nhưng sex không chỉ dừng lại ở đó. Để có một em bé, người ta cần đến "x lần", hai em bé - "2x lần"… nhưng trong một đời người, có đến hàng trăm, hàng nghìn cái "x lần" như vậy”. Đàn bà cũng là con người, họ cũng là một phần của việc tạo ra thế giới tương lai và còn trao tặng cho cái thiên chức làm mẹ, sinh ra đứa bé . Vậy nếu phê phán phụ nữ với cái hình ảnh tính dục thì chẳng lẽ là phê phán cái thiên chức cao đẹp kia hay sao? Hay việc mang thai từ chỗ là niềm vui mừng tiếp nối kế thừa thì phải bị lên án, nhục nhã. Trong truyện ngắn “I am đàn bà” từ lúc ra đời cũng bị chỉ trích và phê phán vì có chỗ nhà văn miêu tả tỉ mỉ, chi tiết cái bộ phận của nam giới và cả cái cách nhà văn nói về sự khát khao ,rạo rực, rung động của Thị dẫn tới hành động “rất đàn bà” ấy. Nhưng nếu chỉ nhìn tới đó thì chẳng phải quá là trần tục hay sao? Riêng tôi thì thấy cảm thông và thấu hiểu hơn cho thân phận những người đàn bà chân quê, mộc mạc, giản dị ,yêu thương và biết rung cảm ấy. Cái hành động “rất đàn bà” khi gây ra , bộc phát đó lại là kết quả của biết bao dồn nén, chịu đựng, thiếu thốn trong một thời gian rất dài , nó đủ để khiến con người đó bị cảm thấy xấu hổ , e thẹn như những lần đầu vậy.
Người đàn bà với bản năng yêu thương tự nhiên:
Trong “I am đàn bà” người phụ nữ được gọi là Thị ấy có một tình yêu thương luôn thường trực như một lẽ của tự nhiên vậy. Minh chứng cụ thể cho điều ấy là xuất hiện ở ngay đầu câu chuyện việc Thị nhìn thấy một cái dành treo trên cành cây trong rừng. Thị nhìn thấy một đứa bé “còn nguyên dây rốn bị kiến bu đầy, tím tái, bị kiến cắn thủng cả mí mắt thị hét lên rùng rợn. Tiếng hét dội vào rừng cây vọng lại thành tiếng hú thê thảm. Sau sự sợ hãi là sự đau đớn chất cùng phả ra từ bản năng làm mẹ của thị. Thị khóc vật vã. Khóc kiệt cùng. Một lát sau nước mắt thị khô kiệt. Thị cũng không hiểu sao nước mắt thị mau kiệt thế.” Cái cơn khóc vật vã của Thị nó xuất phát từ chính tình yêu thương con người, lòng trắc ẩn vốn sẵn có bên trong người Thị. Thị không thể diễn , giả trân như vậy được vì có ai xem Thị diễn trong rừng vậy đâu cơ chứ. Đó là tình yêu thương vô bờ, xót thương cho những số phận nhỏ bé, em thơ, giống như những đứa con của Thị ở nhà thiếu thốn và nghèo khổ. Thị cảm thông và sẵn lòng sẻ chia sự sống cho đứa bé nhặt được kia. Thị đem nó về nhà và chăm sóc yêu thương từ ngày đó. Mặc cho bà Miêu có nói “Tính sao? Nhà rách như tổ đỉa, lại thêm miệng ăn nữa rồi lấy gì mà đổ vào mồm?” Thị chẳng đoái hoài bởi lẽ vật chất có thể thiếu nhưng ở cái nhà của Thị thì tình yêu thương không thiếu . Thị “giãy lên như đỉa phải vôi:- Không có đâu. Trời đã cho nhà chúng tôi rồi, thì nhà tôi phải nuôi nó chứ”.
Tình yêu thương bản năng của Thị còn được thể hiện ở khi Thị chăm sóc cho ông chủ nhà giàu người Đài Loan kia. Từ việc Thị thành thạo hết các công việc trong nhà cho tới việc quan tâm ông chủ -một người bị liệt không cử động ,nói năng gì được cả, coi như một người sống thực vật rồi. Thị bắt đầu với việc bóp đầu, ấn huyệt, giật tóc, bóp lưng, đấm chân tay cho ông chủ. Thay vì làm một cách lung tung cho có thì Thị làm rất bài bản, đúng bài , rất có tâm sức . Cái sự yêu thương này tại sao lại nói là bản năng là bởi vì trong điều khoản hợp đồng thì không hề có mục đấm bóp này, mà hoàn hoàn là do tự Thị muốn làm vậy. Chẳng là ngày còn nhỏ Thị được mẹ dạy cho cách xoa bóp này rồi , mà tới giờ Thị vẫn còn nhớ rành mạch . Cũng bởi một lý do nữa là Thị nhìn ông chủ nằm vậy một chỗ Thị nhủ lòng thương xót thay, một người còn trẻ như vậy, tuấn tú như thế mà không may nằm một chỗ ,ra cơ sự này kể ra cũng thấy thương tiếc biết chừng nào. Thị còn tâm sự với ông chủ , hát cho ông chủ nghe , coi ông chủ như người thân, mong cho ông chủ mau khỏe bệnh lại. Đáp lại với sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương hàng ngày đó của Thị , ông chủ cũng dần dần khỏe lại, mắt có hồn hơn, biết đi vệ sinh đúng giờ , hiểu những gì Thị nói và cử động được tay… Có thể nói bằng sự yêu thương bản năng tràn đầy ấy của Thị mà đã khiến cho những con người ở bên bờ vực của sự sống với cái chết hay giữa vô tri và hữu tri được hồi sinh . Từ việc thằng Đức -đứa bé được Thị nhặt được trong rừng đó được sống sót và lớn khôn cũng chính nhờ vào cái tình yêu thương bản năng vô bờ của Thị. Cho tới người đàn ông bị liệt sống thực vật , y học đã phải bó tay rồi mà với tình yêu thương bản năng của Thị cũng đã dần hồi phục, có tiến triển tốt từng ngày. Hình tượng người đàn bà với yêu thương bản năng đã được nhà văn Y Ban khắc họa rõ nét trong truyện ngắn “I am đàn bà” với lối viết giản dị, dễ đọc, dễ hiểu , dễ cảm nhận .
Đọc tiếp: Hình tượng người đàn bà bản năng trong I am đàn bà phần 3