Tình huống truyện bất ngờ, ly kì, cốt truyện gắn với khó học công nghệ.
Chuyến thám hiểm hai vạn dặm dưới biển đã chấm dứt sau khi con tàu Nautilus rơi vào vực thẳm Maelstrom, “cái rốn của Đại Tây Dương” “một cách vô tình và cũng có thể là do ý muốn của thuyền trưởng Nemo”, song cuộc phiêu lưu của những kẻ can đảm chưa dừng lại. Người kể chuyện, giáo sư Aronnax, sống sót một cách kì diệu cùng hai bạn đồng hành, cuối cùng đã có thể gói gọn chuyến đi không thể nào quên ấy bằng cả một chương truyện với nhiều băn khoăn: “Chuyện gì đã xảy ra đêm ấy, chiếc xuồng của chúng tôi làm sao ra khỏi vùng nước xoáy khủng khiếp ấy, vì sao Ned Land, tôi và Conseil thoát khỏi vực thẳm ấy? Tôi không thể biết được”. Câu trả lời thật rõ ràng mà cũng thật không rõ ràng được đưa ra: “Số phận của thuyền trưởng Nemo vừa kì lạ, vừa cao cả. Phải chăng tôi không hiểu ông ta? Phải chăng tôi đã không sống cuộc sống siêu nhiên của Nemo trong mười tháng trời? Sáu ngàn năm trước đây, Kinh thánh đã đề ra câu hỏi: “Ai là người đã đo được các vực thẳm?”. “Chỉ hai người trên đời này có quyền trả lời câu hỏi đó: Thuyền trưởng Nemo và tôi”.
Cốt truyện khoa học viễn tưởng còn được củng cố, tăng cường bằng hàng loạt các số liệu, dữ liệu, sự kiện và bằng chứng khoa học qua các cuộc trao đổi, bàn luận giữa giáo sư Aronnax và thuyền trưởng Nemo, điều mà hẳn chỉ các nhà khoa học chuyên ngành mới có thể xác thực. Cốt truyện bắt đầu từ hình dạng, kích thước, cấu tạo và tính năng “vượt trội” của Nautilus cùng chuyến phiêu lưu “hai vạn dặm dưới biển” của giáo sư Aronnax trên tàu Nautilus.
5. Nhân vật là kiểu con người thông thái, phi thường
Khoa học viễn tưởng thường xuất hiện nhân vật đam mê khoa học: nhà phát minh, nhà khoa học, nhà sáng chế. Trong vai trò là người trần thuật, dẫn dắt toàn bộ mạch truyện, giáo sư Aronnax là người xuất hiện từ đầu đến cuối tiểu thuyết. Ông chọn lựa việc chối bỏ cuộc đời bình thường, chọn lựa nối đau ấy để sống chung với biển, phải nhấn chìm những con tàu chiến hung hăng đang lùng diệt sinh vật biển. Trong tác phẩm, GS Aronnac có nói: “Được gặp một con bạch tuộc như thế này, đối với tôi thật là dịp may hiếm có”. Chỉ có một nhà khoa học khi đối diện với nguy hiểm mới coi nó là môt dịp may mắn thhooi. Theo Aronnax, Nemo không chỉ là một thuyền trưởng lão luyện, ông ta còn là một nhà hải dương học, một “triết gia” về biển cả: “Tôi rất yêu biển! Biển là tất cả! Nó chiếm bảy phần mười bề mặt trái đất. Hơi thở trong lành của nó cho ta thêm sức mạnh. Trong cảnh mênh mông bát ngát của biển, con người không cô độc vì anh ta cảm thấy có nhịp đập của cuộc sống quanh mình. Trong biển có nhiều sinh vật kì diệu lạ thường. Biển là sự vận động vĩnh cửu và tình yêu, là cuộc sống vô tận như một nhà thơ của các ngài đã viết.” Điều này cho thấy được kiểu nhân vật tôi say mê với khoa học, say mê khám phá sinh vật biển. Như vậy, nhân vật “tôi” trong tác phẩm được tô đậm đắc điểm, tính cách riêng là có niềm đam mê với những câu chuyện khoa học viễn tưởng.
6. Bối cảnh: không gian và thời gian giả định
“Ba giờ sáng ngày Hai mươi sáu tháng Mười một, tàu Nautilus qua bắc chí tuyến ở kinh độ 172. Ngày Hai mươi bảy tháng Mười một, tàu ngang qua quần đảo Sandwich, nơi thuyền trưởng Cook nổi tiếng hi sinh ngày Mười bốn tháng Hai năm 1779. Thế là chúng tôi đã đi được bốn ngàn tám trăm sáu mươi dặm kể từ ngày bắt đầu cuộc hành trình”, những ghi chép này đã cho thấy được mốc thời gian du hành biển cả mà Aromax đã ghi lại một cách chi tiết, Dấu mốc thời gin này, đâu đó đã khiến người đọc nhìn ra bóng dáng của những chuyến đi vòng quanh thế giới của hai nhà thám hiểm lừng danh Christofer Colombus (1451-1506) và Ferdinand Magellan (1480-1521) trước đây qua hải trình của tàu Nautilus. Tác phẩm được đặt trong không gian của biển cả, đó là không gian rộng lớn bao la, không gian vĩ đại đối lập với không gian nhỏ bé của con người. Nhưng chính vì thế mà nó đã thể hiện được khát vọng khám phá biển cả, khám phá đại dương mênh mông - đó cũng là khát vong được chinh phục thiên nhiên của con người. Ở một góc cạnh khác, ta cũng có thể thấy con người khi ở đất liền bị kìm kẹp, bị bó buộc trong thế giới của những định kiến, của tập thể nên việc vùng vẫy, khát vọng được tự do chỉ có thể đạt được khi con người ta thoát ra khỏi không gian của đất liền.
KẾT LUẬN
“Hai vạn dặm dưới đáy biển” của Jules Verne thực sự tạo được dấu ấn đặc biệt trong thể loại khoa học viến tưởng và có sức hấp dẫn với độc giả ở mọi lứa tuổi. Tác phẩm là sự biểu hiện tiêu biểu của những đặc trưng loại thể về đề tài gắn với khoa học, sự kiện, chi tiết hư cấu dựa trên cơ sở khoa học, cốt truyện có nhiều tình huống bất ngờ thể hiện được sự chinh phục và phản kháng, kiểu nhân vật đam mê khoa học và được đặt trong không gian - thời gian giả định của đại dương. Đặc điểm này đã tạo nên những tín hiệu để nhận diện và phân tích các tác phẩm nghệ thuật khoa học viễn tưởng khác ở Việt Nam và thế giới.
Đọc tiếp: Hai vạn dặm dưới đáy biển từ đặc trưng thể loại phần 1