TÓM TẮT
Ở bài viết này, tôi sẽ phân tích đặc điểm của thể loại khoa học viễn tưởng dựa theo các tiêu chí: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật và bối cảnh, cụ thể trong tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của Jules Verne. Mỗi tiêu chí thể loại sẽ mang những đặc tính nội dung đặc thù của thể loại truyện khoa học viễn tưởng nhưng đồng thời các yếu tố này cũng quyết định lên nhau.
Từ khóa: Truyện khoa học viễn tưởng, thể loại, đặc điểm thể loại, Hai vạn dặm dưới biển, Jules Verne,...
Đặt vấn đề
Truyện khoa học viễn tưởng là một thể loại không dễ viết, nó đòi hỏi người viết phải am hiểu một số lĩnh vực khoa học nhất định và biết cách kể chuyện hấp dẫn nếu không sẽ rất dễ biến một tác phẩm khoa học viễn tưởng thành một tác phẩm diễn giải lý thuyết khoa học thuần túy. Ở bài viết này, tôi sẽ làm rõ những đặc trưng thể loại riêng biệt của thể loại khoa học viễn tưởng dưới góc nhìn thể loại bởi đây là một đề thể loại mới, được nhiều độc giả và chương trình học trong nhà trường quan tâm.
Vài nét về thể loại khoa học viễn tưởng và tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” - Jules Verne
Truyện khoa học viễn tưởng là “một thể loại truyện viễn tưởng không có tính chất cổ tích và thần bí, nơi các giả thuyết về các thế giới được xây dựng không dựa trên phép màu và các thế lực khác, sự tưởng tượng và huyền bí đó có liên quan tới kỹ thuật”. Dựa trên những khái niệm đã có một cách hàn lâm, trong cuốn sách giáo khoa Cánh Diều có giải thích rõ ràng hơn: “truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó, tác giả tưởng tượng và hư cấu dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ.” Truyện khoa học viễn tưởng hướng vào hai nhánh chính: nhánh thứ nhất, truyện khoa học viễn tưởng hướng vào những phát minh đi trước thời đại, hướng tới những khả năng tri thức của khoa học; nhánh thứ hai, truyện khoa học viễn tưởng hướng tới những hệ quả, những tâm lý nảy sinh từ trong những phát kiến.
Jules Verne được coi là cha đẻ của thể loại truyện và tiểu thuyết khoa chọ viễn tưởng. Tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” là đứa con tinh thần xuất sắc nhất của công, ở đó có sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa chất khoa học viễn tưởng và chất tiểu thuyết, giữa những tình tiết, nhân vât, cảnh tượng trong tác phẩm đều là không thực và cũng đều là thực. Điều này đã tạo nên được sự độc đáo, mê hoặc và khơi gợi sự tò mò, sáng tạo của độc giả.
Đề tài gắn với khoa học công nghệ
Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng luôn được gắn với khoa học: công nghệ tương lai, du hành ngoài vũ trụ, người khoài hành tinh, khám phá đại dương, tâm trái đất,.. Cũng là nhân danh hư cấu nhưng thể loại truyện này khác với truyện dân gian. Truyện khoa học viễn tưởng ít khi chứa đựng các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên kiến thức, lý thuyết khoa học tại thời điểm ra đời.
Bản thân Jules Verne khi sáng tạo con tàu ngầm cùng chuyến thám hiểm không tưởng dưới đại dương đã dựa trên cơ sở là ý tưởng và ý niệm ban đầu về mô hình con tàu có khả năng lặn sâu dưới đáy biển có thật, khả năng ẩn mình dưới nước để tấn ông kẻ thù được dựa trên các sáng chế, kĩ sư Nga và Pháp trước đó.
Sự kiện, chi tiết bắt nguồn từ sự việc có thật và thêm giả định
Sự kiện, chi tiết là tưởng tượng hư cấu nhưng nó được dựa trên cơ sở khoa học, dựa trên những sự việc có thật và đâu đó được đặt thêm các giả định mới “không có thật”.
Trong tiểu thuyết, con tàu ngầm Nautilus được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: “Dải đá ngầm di động”, “hòn đảo nhỏ di động”, “con cá thiết kình khổng lồ”, “quái vật đại dương”… và vị thuyền trưởng của nó: Nemo, được gọi là “linh hồn của Nautilus”, “người chủ của biển cả”, rồi những chi tiết về tàu ngầm Nautilus với khả năng lặn sâu ba nghìn mét với cấu trạo, hoạt động kĩ thuật đầy đủ tiện nghi trong tàu: “Tàu có dáng hình trụ dài, hai đầu hình nón. Nó giống một điếu xì gà, và ở Luân Đôn người ta cho rằng hình đó là thích hợp nhất với loại tàu này. Tàu dài bảy mươi mét, chỗ rộng nhất là tám mét. Nó không được đóng theo tỉ lệ chiều rộng bằng một phần mười chiều dài như cái tàu chạy hơi nước của các ngài. Tuy vậy, với kích thước đó, tàu vẫn rẽ nước một cách dễ dàng và không ảnh hưởng gì đến tốc độ”. Chi tiết này dựa trên cơ sở khoa chọ về sự phát triển của tàu ngầm. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm mới bước đầu được thử nghiệm nhưng trong tác phẩm, tác giả đã tưởng tượng về những khả năng vượt trội của tàu ngầm Nautilust. Những chi tiết về bạch tuộc khổng lồ thật đặc biệt. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, chỉ có số ít người đi biển mới nhìn thấy bạch tuộc, nhưng nhà văn đã tưởng tượng, hình dung cụ thể về chúng và cuộc giáp chiến gay cấn giữa thủy thủ đoàn với chúng.
Đọc tiếp: Hai vạn dặm dưới đáy biển từ đặc trưng thể loại phần 2