Đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong Ông già và biển cả phần 3

Đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong Ông già và biển cả phần 3

Bởi Học văn cô Hà Huyền 14/09/2024

Tác phẩm Ông già và biển cả, chúng ta không chỉ bắt gặp kiểu đối thoại mà còn cả độc thoại, bị ngắt quãng liên tục. “Cháu sẽ lấy cái lưới quăng đi bắt cá mòi. “ Ông ngồi sưởi nắng trên ngưỡng cửa chứ?”[1, 11]. Đáp lại thằng bé ông chỉ nói “Ừ”. Sự động viên và niềm tin tuyệt đối của chú bé Manolin là động lực cổ vũ lão tiếp tục theo đuổi khát vọng lớn nhất của cuộc đời mình, đó là khát vọng bắt được con cá lớn để chứng tỏ khả năng cũng như sự tồn tại của mình. Ông lão cảm thấy ngập tràn hạnh phúc trước những lời động viên kịp thời của chú bé Manolin chẳng hạn như: Ông lão nhìn chú bé bằng cặp mắt hiền từ và nói: “Cảm ơn cháu nhiều Manolin à. Quả thực ông rất hạnh phúc khi có cháu bên cạnh. Cháu là niềm động viên lớn nhất của ta”. Nhưng ở đây Hemingway chỉ nói “cảm ơn. Cháu làm ông hạnh phúc. Ông hi vọng sẽ không xuất hiện con cá vĩ đại đến mức sẽ chứng minh rằng ông cháu ta sai” và rõ ràng ở đây lời người dẫn truyện hoàn toàn khuất bóng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngôn ngữ trong tác phẩm bị cô đặc, thể hiện phong cách kiệm lời của Hemingway. Chính vì vậy, có thể nói Hemingway là người đã làm sống lại nghệ thuật tiểu thuyết thế kỉ XX.

Như vậy, bằng kiểu đối thoại hay độc thoại, Ông già và biển cả đã rất thành công khi mang lại cho độc giả cảm giác gần như toàn bộ tác phẩm là dòng nội tâm của ông lão Santiago. Cuộc đời lão là một sự bi đát. Con người nhỏ bé, dẫu vẫy vùng đến đâu cũng không thoát khỏi vòng kìm kẹp của cuộc sống. Những dòng đối thoại và độc thoại nội tâm xen kẽ những dòng suy tư đã chứng tỏ sự cô đơn và những trải nghiệm về một quá khứ huy hoàng mà lão đã trải qua. Sự cô đơn đã khiến lão nhận thấy "Con người ta không nên sống một mình khi tuổi đã xế bóng" [1, 6]. Sự xa lạ ngay chính nơi mình sinh sống, ngay với những người mà mình thân quen đã khiến nhân vật Santiago đã cô đơn lại càng trở nên cô đơn hơn, đã khép mình lại càng trở nên khép mình hơn. Trước những cái nhìn ái ngại của nhũng ngư dân đánh cá, những con mắt tò mò, đỏng đảnh của những du khách lão trở nên vô danh như bộ xương cá Kiếm vậy. Điều này đã nêu lên một triết lí sống trong xã hội hiện đại mà cả một thế hệ thanh niên Mỹ trở về sau chiến tranh họ mất hết niềm tin vào cuộc sống, không thể hoà nhập với xã hội hiện đại mà vô tình họ tự nhận mình là "thế hệ vứt đi", đó là triết lí tất cả mọi thứ cuối cùng đều trở thành hư vô, điều cao quí của người này lại trở thành tầm thường, vô vị đối với người khác và ngược lại. Một xã hội vô tình, con người khó có thể lấy được sự cân bằng. Chỉ có nghị lực và niềm tin vào chính mình thì con người mới thể tồn tại tạo nên những thành quả bền vững, vĩnh hằng.

Thứ ba, dựa vào nguyên lí “tảng băng trôi” và những nét đặc sắc về ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm các nhân vật hiểu và đến gần với nhau hơn

Trong tác phẩm mỗi nhân vật đều có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại bổ sung cho nhau. Mỗi con người trong xã hội đều mong muốn được hoàn thiện mình và khẳng định vị thế của mình. Quả vậy, mỗi con người khi sinh ra và lớn lên đều phải chết một lần, nhưng ai cũng vươn lên không ngừng trước khi đến với cái chết. Con người trong xã hội Mỹ cũng như bản thân ông lão Santiagô đang trên con đường vươn tới tương lai, nhiều đau khổ, nhiều bất hạnh nhưng sẽ đạt được ước mơ của mình. Tác phẩm Ông già và biển cả xứng đáng là một sự cách tân đối với thể loại tiểu thuyết hiện đại, là tác phẩm văn xuôi hiện thực xuất sắc thế kỉ XX.

Như vậy, sự xuất hiện của “Ông già và biển cả” đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Tiêu biểu cho nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi” là phương thức sáng tác độc đáo của Hemingway. Với nguyên lí “tảng băng trôi” Hemingway đã cắm ngọn cờ chiến thắng cho khuynh hướng văn học hiện thực. Ngòi bút Hemingway đã đi sâu phản ánh khát vọng làm nên những điều lớn lao của những con người bình dị. Nguyên lí “tảng băng trôi” thực sự đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ, có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ trong tiểu thuyết hiện đại. Hemingway xứng đáng một nhà văn được mệnh danh người lối viết độc đáo, mãnh liệt nhất của tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Tính chất mãnh liệt đó thể hiện qua những đối thoại ngắn gọn, súc tích, sắc sảo, đôi khi kéo dài đầy kịch tính với những chi tiết bất ngờ đầy ẩn ý, điều này đã tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn bạn đọc tìm hiểu và nghiên cứu các tác phẩm của ông không chỉ hôm nay mà mãi mãi mai sau.

Đọc tiếp: Đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong Ông già và biển cả phần 1

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22