Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu thể loại truyện khoa học viễn tưởng từ góc nhìn thi pháp học
Với mỗi văn bản, người dạy cần biết cách tổ chức giúp học sinh chiếm lĩnh được văn bản, hình thành năng lực đọc hiểu và cảm thụ văn học. Đối với văn bản này, người dạy hoàn toàn có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học, chiến thuật đọc dự đoán, kỹ thuật 5W1H hay sơ đồ tư duy,… Song, bản chất sâu xa của cách tiếp cận văn bản là hướng nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu văn học. Người học cần phân tích bài học, được người dạy định hướng cụ thể và trong bài viết này, tác giả tiến hành phân tích văn bản được nhìn nhận dưới góc độ thi pháp học.
Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương" được trích từ chương 6 và chương 7 có nhan đề “Mở hết tốc lực” và “Con cá voi không biết thuộc loại nào” của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” do Giuyn Véc-nơ sáng tác. Để dạy đọc hiểu văn bản“Cuộc chạm trán trên đại dương” (trích Hai vạn dặm dưới đáy biển) của Giuyn Véc-nơ dưới góc độ thi pháp học, chúng ta cần phân tích rõ những đặc điểm của văn bản này qua các thành tố biểu hiện. Trước hết, văn bản được soi chiếu qua đặc trưng thể loại – một hướng nghiên cứu cụ thể nhất trong thi pháp học. Văn bản trích trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Bởi vậy, những đặc trưng thể loại thể hiện trong văn bản cần phân tích, làm rõ các phạm trù như: (1) không gian và (2) thời gian; (3) kết cấu và (4) nhân vật; (5) ngôn ngữ và điểm nhìn người kể chuyện. Qua đó, khẳng định được thế giới nghệ thuật và quan niệm về con người của tác giả được rút ra từ văn bản văn học.
Mỗi thể loại đềuKhông gian nghệ thuật có cấu trúc nội tại của nó, kết cấu và mối quan hệ, trật tự bên trong mỗi văn bản. Với chất liệu là ngôn từ, sản phẩm của chính nó đã ra đời là các tác phẩm văn học cùng hình tượng, quan điểm, lí tưởng nhân sinh truyền tải. Tác phẩm tự sự được xây dựng theo mô hình cấu trúc, thi pháp đặc trưng của truyện kể: sự kiện, biến cố, nhân vật, trần thuật, kết cấu. Từ hướng phân tích này, chúng ta thấy được đặc điểm của truyện dưới góc nhìn thi pháp học có ý nghĩa vô cùng lớn. Từ việc phân tích đặc trưng về truyện khoa học viễn tưởng, chúng ta có hướng tiếp cận đúng đắn, hiểu văn bản sâu sắc, hiểu rõ tư duy nghệ thuật, giải mã được tư duy nghệ thuật mà tác giả muốn truyền tải, đặc điểm hình thức tổ chức văn bản.
trong các truyện viễn tưởng mang tính chất giả định, nó có thể là không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương); ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời, những thiên hà xa xôi khác)... Trong tác phẩm này, không gian là trên đại dương mênh mông và dưới đáy biển sâu. Đây là chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô. Nhiều người vẫn cho rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Điều đó cũng có nghĩa là thế giới đại dương vô cùng rộng lớn, là nơi khởi phát của cuộc sống, là nơi chứa đựng những điều thú vị mà con người mới chỉ khám phá được một phần rất rất nhỏ (khoảng 5% những bí mật của đại dương). Chính bởi vậy, con người đều nuôi mong ước được khám phá và tìm hiểu, giải mã thế giới đại dương tuyệt vời ấy; mong ước đó là động lực to lớn để con người không ngừng nỗ lực, kiếm tìm và tạo ra những phát minh thú vị giúp chinh phục đại dương sâu thẳm. Việc xây dựng không gian trong câu chuyện gắn liền với yếu tố khoa học khám phá đã góp phần thể hiện được khát vọng chinh phục thế giới của con người.
Thời gian nghệ thuật có tính giả định và có sự xáo trộn, thuộc về thế giới tương lai. So với mốc thời gian ra đời của tác phẩm, truyện có mốc thời gian như một dự đoán, tiên tri về tương lai. Dòng thời gian trong tác phẩm đã bị biến đổi. Tuy nhiên, trong mạch kể chuyện, tác giả đề cập đến thời gian khá rõ ràng: Sáu giờ, lúc bảy giờ, tám giờ, buổi sáng, … Hình ảnh con tàu ngầm như một mốc thời gian thông qua hình tượng văn học. Trước khi tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” ra đời, trên thế giới đã có tàu ngầm vào năm 1776. Chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới ra đời, có hình quả trứng và cao 2 mét, đường kính thân rộng 0.9 mét. Kíp chiến đấu chỉ có 1 người và nhân viên kiêm nhiệm tất cả các chức năng, nhiệm vụ: thuyền trưởng, lái tàu, hoa tiêu, thợ máy, thủy thủ chiến đấu. Như vậy, “tàu ngầm” được miêu tả trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” vượt trội hơn hẳn. Hình ảnh chiếc tàu ngầm trong văn bản dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển. Vào thời điểm Giuyn Véc-nơ cho ra đời tác phẩm “Hai vạn dặm dưới biển”, thế giới đã có tàu chạy dưới mặt nước nhưng vô cùng thô sơ (di chuyển chậm nhờ mái chèo), không hiện đại và tối tân như tàu ngầm Nau-ti-luýt (chạy bằng động cơ điện với vận tốc rất cao). Đây là chi tiết thể hiện được mốc thời gian mang tính viễn tưởng, dự đoán tương lai không xa của nhân loại. Để học sinh nâng cao được năng lực đọc hiểu văn bản theo thể loại khoa học viễn tưởng, người dạy cần phân tích được rõ hướng tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại, học sinh phải là người chỉ ra được những đặc điểm của văn bản, yếu tố khoa học và yếu tố viễn tưởng.
Đọc tiếp: Cuộc chạm trán trên đại dương từ góc độ thể loại phần 4