Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 6

Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 6

Bởi Học văn cô Hà Huyền 09/11/2024

Sự hòa quyện giữa văn học trinh thám, và hội họa tạo nên sự khác biệt Nhân vật

Nhân vật

Sự kết hợp của văn học và hội họa, nhất là đặc điểm của tiểu thuyết trinh thám và truyện tranh Nhật Bản trong Cô gái văn chương đã tạo ra những yếu tố cấu thành mới mẻ cho bộ light novel này.

Hình tượng nhân vật Inoue Konoha và Amano Tooko được xây dựng từ các yếu tố giống như khi xây dựng nhân vật chính trong truyện tranh.

+ Konoha : main (nhân vật chính) phổ biến trong Shonen manga – loại manga cho nam giới. Quá trình từ một hikikomori, một người khép mình vì vết thương lòng trong quá khứ đến một chàng trai trưởng thành và đáng tin cậy chính là cách phát triển nhân vật chính phổ biến trong Shonen.

+ Tooko: main phổ biến trong Shoujo manga - loại manga cho nữ giới. Những tâm tình thiếu nữ, sự chín chắn của nhân vật được lột tả rõ nét.

Tooko và Konoha, cũng như các nhân vật khác trong tác phẩm, đều là những nhân vật nếm trải – kiểu loại nhân vật đặc trưng của tiểu thuyết. Họ có sự vênh lệch giữa bên trong và bên ngoài, sự phức tạp và bí ẩn trong hành động, lời nói và nội tâm. Đơn cử như nhân vật nam chính Konoha, một người được nhận xét và hòa nhã, dịu dàng, điềm tĩnh, nhưng ẩn giấu bên trong là một nội tâm dữ dội, giằng xé đến đau đớn, nội tâm phức tạp và nhiều ẩn khuất. Bóc tách nhân vật từ câu chuyện bi thảm trong quá khứ đến những diễn biến trong tương lai là một cách khắc họa không xa lạ gì của tiểu thuyết. Konoha từng là một tác giả ẩn danh nổi tiếng, được mệnh danh là “nữ tác giả thiên tài”, nhưng đó cũng là điều khiến cậu mất đi Miu – người mà cậu luôn yêu mến. Konoha của hiện tại đã kết bạn với Tooko, đã làm những chuyện khá điên rồ: viết truyện tam đề cho Tooko ăn, cùng cô điều tra những vụ án bí ẩn… và cuối cùng, thoát ra khỏi nỗi ám ảnh thường trực để đi đến một tương lai mới với Tooko.

Tooko và Konoha là hai người điều tra xuyên suốt trong toàn truyện. Mỗi tập sẽ có những vụ án khác nhau, nhưng người điều tra sẽ không thay đổi. Việc xây dựng nhân vật người điều tra như vậy khá điển hình trong các tác phẩm trinh thám. Bộ đôi “thám tử học đường” này không có lẽ bắt nguồn từ cặp đôi thám tử - trợ lý nổi tiếng Sherlock Holmes và bác sĩ Watson với cách xây dựng khá tương đồng:

Nhân vật

Sherlock Holme (toàn tập)

Cô gái văn chương

Thám tử

Sherlock Holme

Amano Tooko

Trợ

Bác sĩ Watson

Inoue Konoha

Người kể chuyện

Bác sĩ Watson – người kể ngôi thứ nhất xưng “tôi”

Inoue Konoha – người kể ngôi thứ nhất xưng “tôi”

 

Có thể thấy sự kết hợp hài hòa đến mức tự nhiên đặc điểm nhân vật của nhiều thể loại khác nhau trong một tác phẩm light novel. Đây là một lợi thế, cũng là một thử thách dành cho thể loại mới mẻ này.

Hình thức cấu trúc

Light novel có một hình thức chung, đó là xuất bản dưới dạng series – chuỗi, nhiều tập truyện trong một tác phẩm. Với Cô gái văn chương, light novel này chia làm 8 tập (không tính ngoại truyện). Mỗi tập sẽ nói về một vụ án khác nhau, với dàn nhân vật chính sẽ xuất hiện xuyên suốt làm sợi dây gắn kết câu chuyện. Hình thức này khá quen thuộc với các dạng tiểu thuyết dài tập, tuy nhiên, dung lượng mỗi tập của nó thường chỉ bằng một nửa, hoặc 2/3 một tập tiểu thuyết.

Cô gái văn chương được xây dựng giống những series điều tra phá án có trong nhiều tiểu thuyết phương Tây, như Sherlock Holme của Sir Conan Doyle, xoay quanh thám tử cùng tên, hay các tác phẩm của Agatha Christie – xoay quanh thám tử Poirot.

Mỗi tập truyện đều sẽ lặp lại phần cốt truyện chính xuyên suốt toàn series. Ở Cô gái văn chương, tập nào cũng có phần mở đầu, thường được viết theo kiểu “Hồi ức như sự tự giới thiệu – tôi là…”. Phần này sẽ kể về Konoha, và vấn đề quá khứ của cậu ta cùng với việc gặp gỡ, ở bên Amano Tooko trong hiện tại. Như vậy, độc giả dù có đọc bất cứ quyển nào trong toàn tập, họ cũng sẽ hiểu được câu chuyện đang viết gì, có những nhân vật như thế nào, mà không cần phải đọc lần lượt từ đầu đến cuối tác phẩm. Việc này xuất phát từ việc các light novel cũng thường được đăng dài kì trên báo. Để độc giả không quên phần trước hoặc thu hút độc giả mới, tác giả thường xuyên “nhắc nhở” độc giả của mình.

Đọc tiếp: Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 7

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22