Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 3

Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 3

Bởi Học văn cô Hà Huyền 09/11/2024

Tác phẩm văn học như là cảm hứng xây dựng chủ đề

Là thể loại mang tính giải trí, ban đầu light novel được đánh giá không cao về chất văn trong các tác phẩm. Theo thời gian, các tác giả dần chú ý hơn đến việc viết thể loại này đúng theo thi pháp tiểu thuyết, trong khi vẫn giữ những đặc trưng riêng. Cô gái văn chương chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tác phẩm văn học kinh điển. Mỗi tập truyện lại được lấy cảm hứng từ một tác phẩm chủ đề nổi tiếng.

 

Tập

Tác phẩm chủ đề

Tập 1: Cô gái văn chương & tên hề thích chết

Nhân gian thất cách (Mất tư cách làm người) – Dazai Osamu

Tập 2: Cô gái văn chương & hồn ma đói khát

Đồi gió hú (Wuthering Heights) – Emily Bronte

Tập 3: Cô gái văn chương &

khờ bị trói buộc

Tình bạn – một vở kịch của Mushanokouji

Saneatsu

Tập 4: Cô gái văn chương và thiên thần sa ngã

Bóng ma trong nhà hát – Gaston Leroux

Tập 5: Cô gái văn chương và người hành hương than khóc

Đường sắt ngân hà, Miyazawa Kenji.

Tập 6: Cô gái văn chương và tinh linh nước mang hoa mặt trăng

Hồ Dạ Xoa Kyouka

Tập 7 & 8: Cô gái văn chương và nhà văn hướng về Chúa trời

Khung cửa hẹp – André Gide

 

Như đã phân tích ở trên, tác giả xây dựng hình thức của một tiểu thuyết trinh thám chỉ như một hình thức xây dựng câu chuyện và thu hút bạn đọc. Điều tác phẩm muốn truyền tải và một hiện thực rộng lớn qua từng tập truyện.

Lấy ví dụ ở tập đầu tiên của series - Cô gái văn chương và tên hề thích chết, tập truyện này đã được lấy cảm hứng từ tác phẩm Nhân gian thất cách (Dazai Osamu). Bên cạnh câu chuyện được coi là một vụ án để điều tra, quan trọng hơn là chủ đề về con người trong quyển này: con người và sự cô độc, lạc lõng khi khác những người xung quanh, không thuộc về cộng đồng, không có cảm xúc, phải diễn vai một tên hề, đeo một lớp mặt nạ để được yêu quý. Nạn nhân của tập truyện không chỉ là người chết, mà còn là những người bị cô lập khỏi cộng đồng người: Shuuji và Chia Takeda. Họ đóng vai tên hề lừa gạt người đời bởi không thể chịu nổi nỗi thất vọng, chỉ trích và xa lánh của mọi người. Họ có ý thức nhưng không có cảm xúc: “Anh Konoha biết không. Lý do anh Shuuji lựa chọn cái chết không phải vì anh ấy cảm thấy có tội với chị Sakiko. Mà là vì cho dù đã thấy chị Sakiko bị xe tông ngay trước mắt, anh ấy vẫn không hề có một cảm giác bi thương nào, anh ấy đã quá tuyệt vọng, quá ghê tởm với chính mình, cho nên anh ấy đã lựa chọn cái chết.” Các trích dẫn trong Mất tư cách làm người chính là điều họ nghĩ về mình: “Tôi đã sống một cuộc đời đầy hổ thẹn…” Vấn đề xã hội xuất hiện người vô cảm như Takeda, Shuuji (tên hai nhân vật này cũng được lấy cảm hứng từ tên thật của Dazai Osamu là Tsushima Shūji) là một vấn đề khá nhức nhối ở Nhật Bản. Có thể thấy, tuy đưa những tác phẩm kinh điển của thời kì trước làm tác phẩm chủ đề, nhưng light novel cũng rất nỗ lực trong việc khắc họa hiện thực như nó đang là.

Đọc tiếp: Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 4

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22