Top 5 lưu ý dành cho gia sư khi đi dạy buổi đầu nhất định không thể bỏ qua
Buổi dạy đầu tiên là một trong những buổi dạy quan trọng nhất, vì nó sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng của phụ huynh và học sinh dành cho bạn. Không những vậy, nếu buổi học đầu tiên suôn sẻ thì quá trình dạy học sau này của bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Thế nhưng, những bạn gia sư đi dạy buổi đầu tiên sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót không đáng có.
Hãy đọc ngay những lưu ý dành cho gia sư khi đi dạy buổi đầu nhất định không thể bỏ qua dưới đây để có buổi dạy đầu tiên thật thuận lợi nhé!
Tuyệt đối không đến muộn
Trong bất cứ cuộc hẹn nào, các bạn cũng cần chính xác về thời gian chứ không chỉ đi dạy. Tại buổi đi dạy đầu tiên, các bạn không chỉ đến để dạy học sinh và còn phải trao đổi thêm với phụ huynh về học lực và lịch dạy cố định cho các bé. Các bậc phụ huynh là những người bận rộn, họ không có quá nhiều thời gian để chờ đợi nên nếu đến muộn, bạn có thể làm công việc của họ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Do đó, việc bạn đến muộn ngay buổi đầu tiên sẽ khiến cả học sinh và phụ huynh cảm thấy mình không được tôn trọng, đồng thời họ cũng đánh giá bạn là người không nghiêm túc với công việc và vô trách nhiệm.
Phụ huynh là những người bận rộn, họ có rất nhiều việc phải lo như cơm nước, nhà cửa thậm chí làm việc. Nếu bạn đến muộn sẽ khiến công việc của họ bị ảnh hưởng.
Điều này sẽ khiến phụ huynh không hài lòng về bạn, đối với những người khó tính thì họ có thể hủy lớp và đưa ra những đánh giá ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Chính vì thế, trong buổi dạy đầu tiên, các gia sư nên đi sớm hơn lịch hẹn để giải quyết các vấn đề phát sinh như lạc đường, tắc đường và có thêm thời gian để trao đổi thêm với phụ huynh, học sinh.
Hãy ăn mặc thật lịch sự!
Nhiều gia sư nghĩ rằng công việc của mình là dạy học tại nhà nên có thể thoải mái mặc những gì mình thích. Thế nhưng, với đặc thù ngành sư phạm thì dù bạn có dạy học tại nhà thì vẫn phải lựa chọn những bộ trang phục lịch sự và gọn gàng.
Bạn không nhất thiết phải sơ mi trắng đóng thùng nhưng bạn không nên mặc quần đùi, áo ba lỗ khi đi dạy.
Đừng quên kiểm tra năng lực học sinh
Tại buổi đầu tiên đi dạy, các gia sư đừng quên cho học sinh làm bài kiểm tra năng lực để có thể đánh giá học lực của các em, từ đó có thể sắp xếp tài liệu và lộ trình học phù hợp nhất với cá nhân.
Việc kiểm tra năng lực học sinh trước khi chính thức dạy học sẽ khiến bạn trở nên chuyện nghiệp hơn, đồng thời giúp phụ huynh có cái nhìn tốt hơn về bạn.
Dành thời gian tìm hiểu học sinh
Một gia sư phù hợp không chỉ là gia sư có kiến thức nền tảng vững chắc và phong phú mà còn là người truyền cảm hứng cho học sinh. Khi học sinh tin tưởng và yêu mến bạn thì các em tự sẽ có động lực học hơn, từ đó các em cũng chủ động học và tìm hiểu bài hơn. Và để trở thành một người truyền lửa tốt, bạn cũng phải dành thời gian nói chuyện, tìm hiểu các nguyện vọng, mong muốn của học sinh để rút ra được phương pháp và kế hoạch dạy học phù hợp nhất.
Trao đổi với phụ huynh trước khi kết thúc buổi học
Sau buổi dạy đầu tiên, các bạn hãy dành chút thời gian để trao đổi thêm với phụ huynh học sinh về học lực, tính cách, điểm mạnh hoặc điểm yếu của các em. Sau đó bạn hãy cho phụ huynh thấy kế hoạch dạy học của bạn như thế nào để có thể phát huy những điểm tốt ấy và hạn chế những nhược điểm ảnh hưởng đến quá trình học.
Trong lúc trao đổi thì hãy nói chuyện thật nhẹ nhàng và lịch sử, hạn chế nói những chủ đề quá xa trọng tâm. Điều này sẽ giúp phụ huynh đánh giá được khả năng giao tiếp và truyền đạt của bạn, đồng thời khiến họ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi giao chuyện học hành của con em cho gia sư.
Trên đây là một số lưu ý cho các bạn gia sư đi dạy buổi đầu tiên nhất định không thể bỏ qua để phụ huynh và học sinh có ấn tượng tốt hơn về bạn. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ là hành trang giúp bạn có buổi dạy đầu tiên thuận lợi và vui vẻ!