Thời gian nghệ thuật trong chùm ca dao than thân của người Việt

Thời gian nghệ thuật trong chùm ca dao than thân của người Việt

Bởi Học văn cô Hà Huyền 13/09/2024
  1.  

Nhận xét và đánh giá về thời gian trong chùm ca dao than thân:

+ Thời gian thực ở hiện tại - tương lai: Cái hiện tại của thời gian ca dao thường được đánh đấu bằng các công thức, mô típ như: “bây giờ”, “hôm nay”, “nào khi”, “sáng ngày”, “trưa”, “chiều chiều”, “đêm”… mà khi chỉ cần nhắc tới khoảng thời gian đó, cụm từ đó thôi cũng đủ để người nghe phần nào thấy được nét tâm trạng của nhân vật trữ tình. Như khoảng thời gian “chiều chiều” trong ca dao đã nói hộ người con gái lấy chồng xa biết bao tình cảm, tâm tư về sự nhớ nhà, nhớ quê hương trong lòng ruột đau như cắt. “Chiều chiều ra đứng bờ sông/ Muốn về với mẹ mà không có đò.” Thời gian của tương lai được đối chiếu cùng hiện tại: “một mai”; “nay… mai” như “Thân em như rau muống dưới hồ/ Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?” gợi cảm giác mơ hồ, mông lung trước cuộc sống đầy bấp bênh của người phụ nữ.

+ Thời gian tâm lý mang tính tượng trưng, ước lệ, mang tính chủ quan của nhân vật tưởng tượng hư cấu mà nên. Trong bài ca dao: “Chiều chiều ra đứng bờ ao/ Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ…” Thời gian ước lệ “chiều chiều” đã vượt ra khỏi “cái lý thông thường” rằng chỉ có ban đêm mới có thể nhìn thấy sao “trông sao, sao mờ”. Thời gian ở đây ước chỉ “cái lý của lòng người”, “cái logic của tâm trạng” phần nào bộc bạch được tâm trạng của nhân vật trữ tình, nỗi nhớ khắc khoải trong tình yêu.

Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng thời gian của tác giả và thời gian của người diễn xướng và cả thời gian của người thưởng thức hòa làm một. Thời gian đó luôn luôn là thời gian hiện tại. Dấu hiệu biểu hiện qua các từ “hôm nay”, “bây giờ”, “chiều chiều”, “bữa nay”, “đêm đêm”, ...Thời gian trong ca dao là thời gian của quá khứ gần, của tâm tưởng. Các từ chỉ thường đứng đầu câu để làm trạng ngữ. Ca dao sử dụng hàng loạt cụm từ để chỉ thời gian: “hôm nay”, “bây giờ”,  “chiều chiều”, “đêm đêm”, “hôm qua”,“ đêm qua”, “sáng ngày”, “khi xưa”…Nói chung thời gian nghệ thuật trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách qua n, lại vừa là thời gian của sự hư cấu, tưởng tượng, mang tính chủ quan của nhân vật trữ tình. Khi thời gian không chỉ là một yếu tố góp phần tạo nên hoàn cảnh, mà còn là một phương tiện nghệ thuật được mượn đến để làm phát lộ cảm xúc - tâm lí của nhân vật trữ tình thì thời gian hoàn toàn do chủ quan của nhân vật tưởng tượng hư cấu mà nên. Trong những trường hợp như thế, thời gian thường mang tính ước lệ, tượng trưng để có thể dùng chung cho nhiều người, ở nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau.

Tổng kết:

Qua chùm ca dao than thân, thời gian nghệ thuật được khắc họa một cách đặc sắc và phong phú. Từ thời gian nghệ thuật, những tâm trạng và cảm xúc của con người trong ca dao được bộc lộ và thể hiện một cách chân thực nhất. Đặc biệt, thời gian trong ca dao than thân còn là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc thể hiện được những nỗi đau, niềm thương và sự xót xa cho số phận của con người. Con người trong ca dao luôn được nâng niu, cảm thông và đề cao dù họ có là phận gái bị khinh miệt trong xã hội. Chính vì thế, ca dao là cuốn tuyển tập sống động những giá trị, lời nói của nhân dân Việt Nam trong xã hội xưa.

Thời gian nghệ thuật trong ca dao là một yếu tố quan trọng và đã trở thành những nền tảng đầu tiên cho thời gian trong thơ ca Việt Nam phát triển hơn. Qua đó, tìm hiểu và trân trọng những giá trị mà ca dao mang lại chính là trân trọng và nâng niu những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc, đặc biệt hơn là của nền văn học dân gian của người Việt.

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22