Quan niệm nghệ thuật về con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít phần 16

Quan niệm nghệ thuật về con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít phần 16

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024

Bên cạnh đó, tác giả đã dịch trọn vẹn phẩm kinh Kukkuravatikasutta (Kinh Nói Về Kẻ Sống Theo Lối Chó) của Phật giáo để tặng Neitszche và “những con người sống đời chó”. Lối sống như chó” ở đây là chỉ những người đẩy đời sống của mình đi đến tận cùng cách sống của nó, chính sự quyết liệt này sẽ khiến cho đời sống bùng vỡ khỏi sự đông cứng. Bùng vỡ từ bên trong chính bản thân con người để có thể phá vỡ sự đông cứng của đời sống thường nhật bên ngoài. Điều này tương tự như [hay chính là] sự bùng vỡ chân lý, bởi chỉ có bùng vỡ [của nhiều] ý thức ưu tư và hành động quyết liệt thì mới tạo nên được sự bùng vỡ của đời sống thường nhật khỏi trạng thái như thường lệ của nó, chứ không phải chỉ đơn giản là bằng những ý thức, [hoặc; và] hành động xáo trộn nhất thời.

Nhưng, trong truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?”, “tôi” đã chọn im lặng, biến mình giống như "thiên hạ người ta" trong thường-nhật-tính của một đời sống như thường lệ. Ưu tư về mình hay về chó cũng chỉ dừng lại ở đó, dừng lại ở việc ưu tư.

Con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?quên đi cái chết như là một tự-tính của chính mình bằng cách “chết” trong sự đoạ tính vào thường-nhật-tính của thiên hạ người đời. Với Phạm Công Thiện, cái khiến con người chết không phải chỉ đơn giản là cái chết vật lý, cái chết vật lý là một định-tính của con người, của một hiện-tính-thể. Cái chết đó làm cho con người được như-là con người, thái độ và cách hành xử của con người với cái chết đó sẽ quy định tính chất sống (hay chết) trong đời sống của một hiện-tính-thể. Cái chết của con người/ hiện-tính-thể, hiểu theo Phạm Công Thiện, thực chất là sự “chết cứng” của con người trong đời sống thường nhật, đó là cái chết đoạ-tính của một hiện-tính-thể trong thường-nhật-tính.

Kết luận

Truyện ngắn Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?đã cho thấy một quan niệm nghệ thuật độc đáo về con người của Phạm Công Thiện: con người được nhìn nhận như một hiện-tính-thể được nhận dạng thông qua mối quan hệ tương-thế giao-tính giữa ngã-thể và đồng-loại-thể trong bối cảnh của thường-nhật-tính. Con người là một hiện-tính-thể có thế-tính và thời-tính: thế-tính của thế-gian là không gian tồn tại của hiện-tính-thể, bên cạnh đó, con người còn có thời-tính, có khả năng thời hoá thời gian thông qua sự tự thời hoá chính mình thành các thời-thể: quá-thể (thời hoá ra thời gian quá khứ), hiện-thể (thời hoá ra thời gian hiện tại) và lai-thể (thời hoá ra thời gian tương lai). Hiện-tính-thể khi xuất-tính thông qua việc tự thời hoá thành những xuất-thể đã tạo ra thế-gian, hay còn có thể gọi là đời sống của con người. Hiện-tính-thể trong đời sống thường nhật, khi đứng trước thường-nhật-tính của đời sống thì có khả năng cảm [về] thế-tính của nó. Từ đó, lựa chọn/ dự phát cách bản thân xuất-hiện (xuất tính/xuất thể-tính và hiện thể) trong những cái thường nhật ấy của đời sống. Trong thường-nhật-tính, hiện-tính-thể thường có hai hướng: thứ nhất, là ưu tư về thường-nhật-tính, về thế-tính của thế-gian mà mình tồn tại ở trong, từ đó, tự hiểu tính-thể của chính mình từ thế-gian mà mình đang tồn tại và biểu hiện; thứ hai, là tự phóng thể-tính của mình theo những cái thường-nhật-tính như là thế, đó là sự đoạ tính của một hiện-tính-thể vào trong thường-nhật-tính. Như vậy, trong thường-nhật-tính, hiện-tính-thể/ con người có thể là nguyên-tính (eigentlich) hoặc bội-tính (uneigentlich). Và con người bị bội tính là khi nó bị đoạ tính vào trong thường-nhật-tính (những cái như-thường-lệ) của đời sống thường nhật.

Những quan niệm nghệ thuật trên về con người của Phạm Công Thiện trong truyện ngắn Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?đã chịu ảnh hưởng từ quan niệm triết học của Martin Heidegger khi cho rằng: cấu-thể của con người chính là hiện- thể-tính, và chính hiện-thể-tính đó sẽ nói lên Tính-thể của con người.

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít phần 1

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22