Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 7

Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 7

Bởi Học văn cô Hà Huyền 14/09/2024

Hình thức giễu nhại, một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách sáng tác hậu hiện đại, đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới. Lắng nghe kỹ, người đọc sẽ thấy, mỗi truyện ngắn của Mạc Yên đều ít nhiều vang lên âm giọng này. Bằng cách ấy, nhà văn công khai bày tỏ thái độ của mình đối với sự rối ren, bất công, phi lý trong cuộc sống. Phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch trong thực tại, tác giả đã khai thác đến cùng phươn g diện gây cười của chúng để đưa vào tuyến vận động của cốt truyện. Châm biếm, mỉa mai, trào lộng, hài hước là những nhân tố tạo nên sắc thái giễu nhại trong truyện ngắn của anh. Hầu như mọi kinh nghiệm cọ xát của nhà văn với ngôn ngữ đời sống thực tế đều được huy động: lối nói lái, nói nhại, tiếng lóng… thường xuyên hiện diện với tất cả nồng độ bụi bặm phố phường. Sức phê phán của chúng vừa có tính phủ định, công phá mạnh mẽ đối với cái lỗi thời, xấu xa vừa có ý nghĩa khẳng định, xây mới. Dám nhìn thẳng vào những cái – hài – đời với đầy những vênh lệch, trật khớp của cuộc sống thời tiền và hậu đổi mới rồi thể hiện nó bằng một thứ ngôn ngữ tương xứng để chọc cười thiên hạtự cười là một sự dũng cảm, một hướng đi gập ghềnh nhưng cấp thiết, hữu dụng; và chính phương diện này đã bộc lộ rõ phong cách, sở trường độc đáo và tạo ra cái gọi là cảm quan hậu hiện đại trong tác phẩm của anh: “đấy, dưới chân Người, có ai mà không như hắn đâu? Ấy thế mà rất đơn giản để đời người nhớ nhau, còn hắn mà cứ làm hết tất cả để mọi người đừng quên mình”không sao cả, hãy cứ để mười hai cái chết kia hóa thành những vị thánh trong lòng người từ đời này sang đời khác, trong khi họ chỉ cần một tên sa tăng để căm thù từ đời này sang đời khác”

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ngược lại, ngôn ngữ xương xẩu, gân guốc, ngắn cụt nhưng sắc bén hàm xúc. Nguyên nhân, ông để cho nhân vật chưởi tục quá nhiều, khảo sát tác phẩm Trương Chi có đến mười một lần từ “cứt” xuất hiện. Chửi tục nhiều nên văn chương nặng nề, đầy vẻ cay cú, hận đời. Tuy nhiên, tài năng không thể phủ nhận của Nguyễn Huy Thiệp là ở cái đằng sau tiếng chửi đó; một tấm lòng tha thiết với khát vọng muốn cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, nhân phẩm con người ngày càng trong sáng hơn.

Những gì trình bày cho thấy rõ sự thể hiện cũng như hiệu ứng thẩm mỹ của hậu hiện đại trong truyện ngắn Mạc Yên .  Đó là “tham vọng thực hiện được ước mơ bao đời của các nhà văn: kết hợp được tính bình dân, dân chủ với tính bác học, tinh tuyển của văn chương”. Truyện ngắn cũng đã bộc lộ khá thườn g trực ý thức, nỗ lực tái tạo hiện thực dưới góc nhìn mới mẻ, khác lạ, lệch dòng truyền thống ở nhà văn luôn trăn trở với sự tồn sinh của nhân thế, khôn nguôi kiếm tìm câu trả lời cho bài toán hóc búa về sự hòa giải giữa quá khứ truyền thống, ổn định và hiện tại hiện đại, không ngừng biến chuyển.

Trên tinh thần đó, không quá võ đoán khi cho rằng, Mạc Yên là một gương mặt tiêu biểu đã góp công cho sự thể nghiệm, tìm tòi, tạo dựng một thứ văn học mới có khả năng lật trở, soi chiếu nhiều phương diện của thực tại hôm nay. Nhân vật trong tác phẩm của anh thường ở trong tâm thế phòng thủ trước xã hội và chính bản thân mình, vì thế mà trở nên cô đơn giữa đồng loại, không thể nhận ra giá trị của cuộc sống. Đó là cái chết về tinh thần của con người. Mỗi truyện ngắn của nhà văn, do đó, như một hồi chuông cảnh tỉnh cho tương lai nhân loại. Với tư cách là một người tiên phong trong việc tận dụng ưu thế của văn học hậu hiện đại để tạo ra sự đột phá, mới mẻ cho văn xuôi Việt Nam đương đại, hiện tượng Mạc Yên và những nhà văn cùng chí hướng với ông cần phải được nhìn nhận trên tinh thần dân chủ, cởi mở; có như vậy mới tạo được sự đồng thuận trong quá trình tiếp biến văn học thế giới để điều chỉnh, định hướng sự vận động, phát triển hợp lý của văn học nước nhà. Thông qua ngôn ngữ anh đưa người đọc bước vào thế giới QNNT về con người cô đơn đầy ám ảnh và đặt ra vấn đề lớn của nhân loại trong xã hội hiện đại : vậy làm thế nào để vượt thoát khỏi sự cô đơn? Nhân loại sẽ ra sao nếu chúng ta mãi sống trong sự cô đơn đó?

KẾT LUẬN

Mạc Yên là tác giả trẻ còn gây nhiều lạ lẫm với kiểu viết bán giả tưởng. Tôi đã cảm nhận Mạc Yên có một cái gì đó khác thường, một khác thường không thể chỉ dùng từ “cá tính” hay “nội lực” để gọi một người theo đuổi con đường sáng tạo nghệ thuật và tôi cứ luôn tin rằng tác giả trẻ sẽ tiếp tục sáng tạo mạnh mẽ bằng một cách viết cố gắng đi tìm lối riêng có thể là bất chấp thành công hay thất bại- phẩm cách sẽ tạo ra một tác giả lớn. Không phải ở đề tài vì không mới không phải tính ý hướng tư tưởng và cũng chỉ một chút của cách viết nhưng nhịp của văn đã cuốn được sự đọc đi theo một câu chuyện mà trong đó không có dễ chịu hay khó chịu nào nhưng hoàn toàn có thể gây mệt bởi cái xoáy gọi một độ sâu không ai biết chắc.

 

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 1

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22