Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 5

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 5

Bởi Học văn cô Hà Huyền 04/11/2024

Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông

Thời gian đồng hiện

Thời gian trong truyện ngắn Mùa Hoa cải bên sông miêu tả thời gian không thoe một trật tự tuyến tính thông thường mà có sự biến đổi chiều kích không gian thời gian đan xen, hòa lẫn vào nhau, là thời gian đan xen, nhập nhằng giữa quá khứ và hiện tại. Từ hiện tại trở về quá khứ và lại quay về thực tại để nhấn mạnh tầm quan trong của hiện tại, khuyên con người ta sống ở hiện tại và rũ bỏ quá khứ đầy tiếc nuối, xót xa. Mở đầu truyện ngắn là thời điểm hiện tại, khi con thuyền nhà ông Lư đang neo đậu bên bến Chùa và cuộc sống của của vào thời điểm đó. Lúc này ông đa đã là “một ông già ngoài sáu mươi” với “đôi mắt lúc nào cũng u buồn, ngơ ngác như vừa đánh mất một điều gì”, ngồi im lặng uống rượu cho tới khuya, ông ra lệnh cho các con chuẩn bị để ngày mai làm giỗ vợ. Có thể thấy, thời điểm hiện tại là kết quả, hậu quả của bi kịch trong quá khứ, bi kịch liên quan đến cái chết của vơ ông Lư và lí do mà cả gia đình ông không ai chạm chân xuống mặt đất.

Thời gian sau đó xoay chuyển, trở về mười năm trước, lí giải cho ngoại hình, tính cách và suy nghĩ của ông Lư. Ông Lư yêu thương vợ của mình nhưng vì bệnh dịch, vợ ông chết, ông mong muốn được chôn vợ ở bến sông, nhưng người sống ở đó hắt hủi, ghê tởm gia đình ông. Ông và con phải chôn vợ dưới dòng nước lạnh băng. Từ đó, ông coi họ là lũ quỷ xấu xa và cấm các con không được đính líu tới người trên mặt đất, cũng như không được bước lên đó. Quá khứ này lí giải cho kết quả ở hiện tại, ông Lư luôn hướng về quá khứ với nỗi lòng đau đớn khôn nguôi.

Thời gian đêm tối

Đêm tối là thời gian tâm trạng của những con người cô đơn, cô độc, lẻ loi trong các tác phẩm văn chương. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Quang Thiều cũng đặt nhân vật ông Lư đơn độc trên mui thuyền vào đêm khuya, ông Lư ngồi uống rượu mà không động đến một hạt cơn, ngày nào cũng vậy, chỉ đêm mưa bão mới chịu ở trong thuyền. Vợ mất, những tưởng rằng nỗi đau ấy sẽ nguôi ngoai vì ông Lư còn các con là người thân, thấu hiểu và chia sẻ với ông. Nhưng không, vì sự độc đoán và ích kỉ, mãi chôn vùi cuộc đời của mình và của các con trên chiếc thuyền vì ám ảnh cái chết của vợ mà ông Lư và các con ngày càng xa cách. Giữa họ không có sự kết nối, và chỉ có ông là mãi một mình độc đoán sông trong cái thế giới do ông tạo nên.

Có thể thấy, khi đất trời phủ một màu đen kịt, dưới ánh trăng vàng mơ mộng, con người càng có nhu cầu bộc lộ tâm tư, tình cảm, cảm xúc nội tâm, là khi mà nhân vật bộc lộ cái tôi cá nhân, sông thật với những khát khao thầm kín trong lòng. Trong đêm, Chinh giấu cha, chèo thuyền đến bến sông, mặc kệ lời nguyền in sâu vào từng thớ thịt “để gót chân chạm vào mặt đất đôi bờ thì trái tim sẽ biến thành trái tim quỷ, sẽ trở thành những con thú độc ác”. Chinh vui sướng thực hiện cái khát vọng chôn vùi bấy lâu nay, thỏa thích vùng vẫy nơi cánh đồng hoa cải vẫn rực rỡ dưới ánh trăng đêm.

Trong thơ ca từ xưa đến nay, trăng luôn là biểu tượng của cái đẹp, một vẻ đẹp trinh nguyên, vẻ đẹp của sự viên mãn, tròn đầy. Trong mùa hoa cải bên sông, trăng cũng đẹp, đẹp một cách lấp lánh, ảo mộng và đẹp một cách ám ảnh, u tối, quỷ dị. Mọi vẻ đẹp của đời sống, của con người bộc lộ trần trui dưới ánh sáng của vầng trăng. Trăng làm nổi bật vẻ đẹp của người thiếu nữ - Chinh, khiến Thao say đắm: “Chợt những làn mây mỏng tan đi, ánh trăng trong veo đổ tràn gương mặt cô… Chiếc áo tối màu và ánh trăng làm ngời lên đôi bàn tay, cái cổ thon và gương mặt đẹp… Chàng trai hồi hộp, liếc nhanh cơ thể cô và nhận ra dưới lớp trăng mỏng, dưới lớp áo tối màu, là tuổi dậy thì nóng hổi, dịu dàng và phập phồng thở.” Trinh hiện lên với vẻ đẹp trần trụi, căng tràn nhựa sống của cô gái mới lớn, dưới trăng vẻ đẹp ấy càng huyễn hoặc, mơ hồ, gợi cảm, cuốn hút khiến Thao không thể rời mắt.

Thời gian này cũng là thời điểm mà uyên ương, đôi lứa gặp gỡ, sum vầy. Chẳng vậy mà Chinh và Thao gặp gỡ và nên duyên vào đêm trăng ấy “những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần.” Những đêm trăng hò hẹn khiến tình yêu của cả hai càng gắn kết, họ như đôi cá không thể tách rời. Trăng chứng kiến sự nảy nở, thăng hoa, kết tinh hạnh phúc của cả hai. Ở cánh đồng hoa cải, dưới dòng nước mát lành, Chinh và Thao quấn lấy nhau, những ngày ngắn ngủi nhưng đẹp nhất đời Chinh Và kết quả của tình yêu ấy là đứa bé đang ngày một lớn dần trong bụng Chinh, nó có thể là điều hạnh phúc, cứu rỗi cuộc đời bị vùi dập, khóa kín bởi người cha ích kỉ nhưng nó cũng có thể mang đến sự khổ đau cho cả hai. Khi ông Lư biết chuyện, ông vẫn giữ khư khư cái lối nghĩ lạc hậu của mình, điên dại mà xé rách quần áo, đánh đập Chinh. Và từ giây phút đó, Chinh và Thao phải chia xa, Thao đã không cứu được người mình yêu, cả hai mãi mãi không có cơ hội được gặp lại.

Kết luận

Nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều giúp cho người học có cái nhìn sâu hơn về những khía cạnh thẩm mỹ được nhà văn gửi gắm trong các sáng tác của mình. Từ đó, ta thấy rõ hơn những nét độc đáo, cách tân trong trong những tác phẩm của tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới thẩm mỹ, một quan niệm nghệ thuật của riêng mình, không dùng ngôn từ ước lệ, tác giả tạo cho mình một lối viết riêng, đi sâu vào khám phá cảm xúc nội tâm của con người. Với không gian làng quê, dòng sông, bãi bồi quê hương thân thuộc, truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông đem đến cho người đọc bi kịch của cả một cuộc đời, một kiếp người. Cùng với đó là sự hòa trộn của dòng thời gian đảo ngịch, đồng hiện giữa hiện tại, trở về quá khứ, rồi đến tương lai; thời gian tâm trạng thể hiện nỗi đau đớn day dứt kéo dài, hiện thực khắc nghiệt của những số phận đáng thương.

Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 1

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22