Không gian nghệ thuật trong truyện đồng thoại Hoàng tử bé

Không gian nghệ thuật trong truyện đồng thoại Hoàng tử bé

Bởi Học văn cô Hà Huyền 16/09/2024

           MỞ ĐẦU

Người ta thường nói “Văn học là nhân học”. Môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, tư tưởng cho học sinh. Bàn về vấn đề này, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng cho rằng “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mìn h suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, snags tỏ, chính xác, làm nổi bật được điều mình muốn nói”. Chương trình môn Ngữ văn lơp 6 cấp Trung học cơ sở (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm mục tiêu hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc và viết với hệ thống văn bản được kết nối chặt chẽ trên cả trục chủ đề và trục thể loại. Học sinh được phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ cũng như các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và sáng tạo. Đồng thời cũng bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất chủ yếu được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đặc biệt là những phẩm chất gắn với đặc thù của môn Ngữ văn như: khoan dung, lòng nhân ái, tinh thần trượng nghĩa, tình yêu quê hương đất nước,…

Trong đó việc đọc hiểu các văn bản truyện đồng thoại có vị trí rất quan trọng góp phần rát lớn trong việc hình thành các phẩm chất năng lực cho người học.

Việc dạy học Văn theo tinh thần Thi pháp học là xu hướng chung của thế giới. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện việc này. “Hình tượng thế giới” không chỉ có nhân vật mà còn có thời gian, không gian. Thi pháp học chỉ chú ý những chi tiết thời gian, không gian nào có ý nghĩa, góp phần thể hiện cuộc sống con người, chúng vừa mang tính quan niệm lại vừa như thủ pháp nghệ thuật (lấy cảnh tả tình). Không gian và thời gian thường gắn liền, chi phối, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra một “thế giới mang tính quan niệm”. Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành chứa đựng rất nhiều tri thức về Thi pháp học, trong đó nổi bật nhất là văn bản “Hoàng tử bé”.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: vận dụng thi pháp học (không gian, thời gian, nhân vật) vào dạy học văn bản truyện đồng thoại "Hoàng tử bé" với mục tiêu đưa thi pháp học vào giảng dạy văn bản này.

KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI "HOÀNG TỬ BÉ"

Cũng như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không không gian ba chiều: rộng, xa, cao và chiều thứ tư là thời gian, không gian nghệ thuật luôn gắn với thời gian, mở ra với thời gian, và cũn g có các chiều ấy, nhưng có thêm điểm nhìn chủ quan của con người, tạo thành một mô hình thế giới, mang đậm tính chất thẩm mĩ, xã hội, màu sắc cảm xúc, tưởng tượng, không giống với không gian trong thực tế và đặc biệt, nó là không gian tạo ý nghĩa, mang quan niệm nhất định.

Không gian trong nghệ thuật là đại lượng hữu hạn. Tính vô hạn chỉ là viễn cảnh, còn không gian hoạt động của nhân vật luôn là hữu hạn. Mặt khác, không gian nghệ thuật có tính gián đoạn. Nhà văn không thể và không cần miêu tả toàn bộ tính liên tục của không gian, mà chỉ chọn lấy những gì quan trọng, tiêu biểu đối với hoạt động của nhân vật.

Không gian nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm qua các cặp đối lập như trên – dưới, đây – đó, trong – ngoài, cao – thấp, to – nhỏ, rộng – hẹp, quê mình – quê người, phải – trái, lên – xuống, vô hạn- hữu hạn…; các biểu tượng không gian như mặt đất - bầu trời, núi cao – biển rộng, ngôi nhà - cánh đồng, con đường – làng quê, dòng sông – bến nước…

Từ một trải nghiệm vô nhân đạo và quá sức - trải nghiệm đã biến cả nhân loại với một định mệnh và lịch sử vô cùng phức tạp thành một thuật toán rồi sau đó thành một nạn nhân – Saint Exupery muốn giải cứu con ngườii chứ không phải những số liệu thống kê. Những số liệu thống kê có thể là bất cứ người nào trên địa cầu bị ám ảnh với việc tôn sùng “đếm”, đếm những vì sao nếu đó là nhà du hành vũ trụ hay là lợi nhuận nếu đó là một doanh nhân. Cách để thưởng thức “Hoàng tử bé” đủ đầy nhất chính là coi nó như là một câu chuyện ngụ ngôn được mở rộng về thể loại và sự ngu ngốc của trừu tượng - cùng với đó là sức mạnh và sự chua chát đến từ việc Saint-Exupery làm kịch tích hoá sự đấu tranh chống lại sự trừu tượng không như là một vật thể triết học mà như là một câu chuyện về cái chết - sự sống. Cuốn truyện di chuyển từ cổ tích và hài kịch đến bi kịch kì bí, đi từ thiên thạch đến sa mạc để khẳng định một điều luôn tái diễn: Bạn không thể yêu hoa hồng nói chung, bạn chỉ có thể yêu một bông hồng mà thôi.

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22