Tiến trình văn học Việt Nam Giai đoạn 3: Từ thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX 1. Bối cảnh lịch sử “Khởi nghĩa nhân dân” bùng nổ ,triều đại Tây Sơn thống nhất đất nước (ngắn ngủi), kết liễu Lê – Trịnh và Nguyễn chúa; đánh tan ngoại xâm phương Nam, phương Bắc, nội chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, nhà Nguyễn trị vì, thống nhất một dải giang sơn rộng lớn từ Bắc tới Nam 2. Lực lượng sáng tác Nhà nho (đa dạng: tài tử, bình dân…),vua, chúa, quan, Thiền sư,…Dòng văn, thi xã phát triển mạnh, thời kì này văn học Đàng Trong nở rộ 3. Quan niệm văn học Thiên về đề cao chức năng thẩm mỹ (“văn học chủ Tình”, “quý Chân” ), VHNT ở trung tâm 4.Khuynh hướng cảm hứng Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa - quan tâm đến con người bình thường, đánh dấu đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi. Đó là tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà các tác giả hướng đến, điều này được thể hiện qua nhiều khía cạnh: tinh thần yêu nước, tinh thần tôn giáo, tình yêu thiên nhiên, những quan niệm về đời sống hiện thực...Bên cạnh đó là các Khảo cứu (Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ…) 5.Thể loại ngôn ngữ Văn học chữ Hán: +Văn học chức năng: hịch, chiếu, văn tế, kệ/thi kệ… +Văn học nghệ thuật: Thơ: đa dạng thể- thất ngôn, ngũ ngôn, trường thiên, cổ phong…; Truyện truyền kì, Kí, Tự/Bạt, Tiểu thuyết chương hồi… - Văn học chữ Nôm: thơ Đường luật Nôm, văn tế Nôm, Phú Nôm, Truyện (thơ) Nôm; Ngâm khúc, Hát nói, … Đỉnh cao là văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc 6.Tác giả tiêu biểu Đặng Trần Côn (1710-1745): Chinh phụ ngâm Đoàn Thị Điểm (1705-1748): Chinh phụ ngâm ( bản dịch ) Nguyễn Gia Thiều (1741-1798): Cung oán ngâm khúc Ngô gia văn phái: Ngô Thì Sĩ 1726-1780, Ngô Thì Nhậm 1746-1803, Ngô Thì Chí 1753-1788, Ngô Thì Trí, Ngô Thì Hương, Ngô Giáp Đậu 1853-?; Ngô Thì Đạo 1732-1802, Ngô Thì Du 1772-1840… (tiêu biểu là tác phẩm Hoàng Lê nhất thống trí) Dòng văn Phan Huy: Phan Huy Ích 1750-1822, Phan Huy Thực 1778-1846, Phan Huy Chú 1782-1840, Phan Huy Vịnh 1800-1870 Dòng văn Nguyễn Huy: Nguyễn Huy Oánh 1713-1789, - Nguyễn Du (1765-1820): Đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du - Phạm Thái (1777-1813): Chiến tụng Tây hồ phú - Bà Huyện Thanh Quan (đầu XIX): Qua Đèo Ngang - Hồ Xuân Hương: Bánh trôi nước, Tự tình (I,II,III) - Vũ Trinh 1759-1828: Cung oán thi tập - Phạm Đình Hổ 1768 - 1839: Vũ Trung tùy bút - Nguyễn Công Trứ 1778-1858: nổi bật là ca trù ( Bỡn nhân tình) Tham khảo thêm: Tiến trình Văn học Việt Nam từ thế kỉ X- thế kỉ XVIi