Nghị luận văn học là một trong những phần quan trong và cao điểm nhất trong bố cục đề thi THPT QG. Chính vì thế nhiều học sinh đặt ra câu hỏi “Làm sao để viết chuẩn bố cục của một bài văn nghị luận văn học?”. Để trả lời cho câu hỏi đó 1 cách chính xác nhất hãy cùng Trung tâm gia sư cô Hà Huyền đi tìm hiểu Cách viết nghị luận văn học lớp 12 qua bài viết dưới đây. 1, Nghị luận văn học là gì? Trước khi đi tìm hiểu cách viết nghị luận văn học chúng ta phải hiểu “Nghị luận văn học là gì?”. Nghị luận văn học là dạng bài dùng để bày tỏ cảm xúc về tác phẩm văn học của riêng cá nhân. Dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích về vấn đề ở đề bài yêu cầu để khám phá nội tâm, tâm tư của tác giả. Nghị luận văn học là dạng bài trọng tâm và khá quan trọng đối với học sinh lớp bởi đây là phần quyết định cho điểm cao hay thấp. Chính vì thế, các em học sinh cần nắm rõ cấu trúc và cách viết của dạng bài nghị luận văn học. 2, Cấu trúc và cách làm bài nghị luận văn học A: Mở bài -Giới thiệu tác giả, tác phẩm -Nêu được vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu -Nêu nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghị luận B: Thân bài a, Khái quát: Phần này khá quan trọng bởi theo thang điểm của bộ nếu đúng và đủ thì phần khái quát này sẽ được 0,5 điểm -Trong phần khái quát chúng ta sẽ khái quát về tác giả( phong cách sáng tác, vị trí của tác giả trong nền văn học,...), tác phẩm, hoàn cảnh xuất xứ - Nêu cảm nhận chung, khái quát về toàn bộ tác phẩm b, Phân tích, cảm nhận về vấn đề nghị luận -Trong quá trình phân tích, các em học sinh phải xác lập hệ thống các luận điểm chính rồi dựa vào đó và thực hiện các thao tác: Phân tích, bàn luận, cảm nhận, chứng minh,…để ràm rõ những luận điểm đó. - Khi làm bài nên viết theo lối diễn dịch để các ý được rõ ràng, không bị thiếu ý và người chấm cũng dễ dàng khái quát được và cho điểm. - Đối với các tác phẩm văn học là thơ thì khi viết các em cần nắm rõ nghệ thuật để phân tích phần nội dung - Khi viết cần cô đọng, giọng văn phải kết hợp với suy tư cảm xúc để thể hiện rõ được cầu từ. Nên tránh những câu từ sáo rỗng để không bị mất sự mạch lạc trong bài văn. - Tránh gạch bỏ, tẩy xóa nhiều trong bài thi vì điều đó sẽ làm mất thiện cảm đối với người chấm. - Khi phân tích, bàn luận xong để tăng thêm chiều sâu cho bài viết thì các em học sinh cần có thêm so sánh, đối chiếu giữa nhân vật của tác phẩm này đối với tác phẩm khác, hoặc tác phẩm này với tác phẩm khác. Cần đưa thêm một số lời phê, nhận định văn học vào trong Bài làm để tăng sự thu hút, lôi cuốn người đọc. Những yếu tố này sẽ giúp bài viết của các bạn có thêm chiều sâu, phong phú từ đó sẽ giúp đạt điểm cao. c, Đánh giá về nghệ thuật: Theo thang điểm của Bộ GD&ĐT phần này sẽ được từ 0,5-1 điểm. Trước khi tới phần tổng kết đánh giá thì cách em học sinh cần để ý về phần đánh giá nghệ thuật nếu như đầy đủ cấu trúc bài điểm sẽ cao hơn. Trong phần này, các em học sinh khái quát lại toàn bộ nội dung nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong phần phân tích trên. C: Kết bài -Tổng kết lại vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu. - Đưa lời đánh giá, nhận xét chung về tác phẩm. Qua bài viết trên, Trung tâm gia sư cô Hà Huyền đã chia sẽ tới các em học sinh đặc biết là các em học sinh lớp 12 cách làm bài nghị luận văn học từ đó giúp các em đạt kết quả tốt hơn trong những kì thi sắp tới.